TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIETNAM MARITIME UNIVERSITY

Kết quả đánh giá Công trình NCKH Sinh viên 2012-2013

 1. Hồ sơ tham gia xét Giải thưởng

          Hồ sơ tham gia xét Giải thưởng bao gồm:
          1. Báo cáo tổng kết đề tài (Phụ lục) kèm theo các tài liệu khoa học liên quan (nếu có): 10 bản / 01 đề tài.
          2. Công văn của trường đại học gửi tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho sinh viên (Mẫu 6 - Phụ lục) kèm theo các minh chứng về công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có).
          3. Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài (Mẫu 3 - Phụ lục).
          4. Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (Mẫu 4 - Phụ lục).
          5. Đơn xin tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (Mẫu 5 - Phụ lục).
          6. Đĩa CD lưu giữ nội dung báo cáo tổng kết đề tài và thông tin về sinh viên thực hiện đề tài.
2. Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tham gia xét Giải thưởng
          1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ tham gia xét Giải thưởng và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
          2. Hồ sơ tham gia xét Giải thưởng là hợp lệ nếu đáp ứng bốn điều kiện sau:
          a) Có đầy đủ các mục trong hồ sơ tham gia xét Giải thưởng theo quy định tại Điều 7 của Thể lệ Giải thưởng này.
          b) Không ghi tên sinh viên thực hiện, tên người hướng dẫn, tên trường đại học trong báo cáo tổng kết đề tài và các tài liệu khoa học liên quan (nếu có). Trong trường hợp đặc biệt, tên trường đại học là một phần trong tên đề tài và nội dung nghiên cứu, hồ sơ được coi là hợp lệ.
          c) Gửi đúng thời hạn quy định và gửi bản điện tử công văn của trường đại học (Mẫu 6 - Phụ lục) vào hộp thư của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          d) Đảm bảo các yêu cầu đối với đề tài tham gia xét Giải thưởng theo quy định tại Điều 4 của Thể lệ Giải thưởng này.
3. Thời hạn nhận, đánh giá đề tài và trao Giải thưởng
          1. Thời hạn nhận đề tài: trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
          2. Thời gian đánh giá đề tài và xét giải: Từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.
          3. Thời gian tổ chức lễ trao Giải thưởng: tháng 12 hàng năm.
4. Đánh giá và xét giải ở Bộ Giáo dục và Đào tạo
          Đề tài tham gia xét Giải thưởng được đánh giá và xét giải ở Bộ Giáo dục và Đào tạo qua hai vòng:
1. Vòng một
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập các hội đồng đánh giá đề tài. Mỗi đề tài có hai chuyên gia nhận xét phản biện.
b) Đề tài có điểm đánh giá của hội đồng từ 90 điểm trở lên sẽ được tham gia xét chọn giải nhất, giải nhì ở vòng hai.
c) Trường hợp phát hiện hồ sơ không hợp lệ, hội đồng đề nghị không xét giải.
2. Vòng hai
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập các hội đồng xét chọn đề tài đạt giải nhất, giải nhì. Mỗi đề tài có hai chuyên gia nhận xét phản biện, trong đó có một phản biện hoặc thành viên ở hội đồng đánh giá vòng một.
b) Sinh viên thực hiện đề tài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu tại cuộc họp của hội đồng.
c) Hội đồng bỏ phiếu xét chọn một giải nhất và các giải nhì cho mỗi nhóm ngành. Đối với đề tài không được xét chọn giải nhất hoặc giải nhì, hội đồng đề nghị xét giải ba.
d) Trường hợp đề tài không có sinh viên trình bày báo cáo tại hội đồng hoặc phát hiện đề tài không phải do sinh viên thực hiện, hội đồng đề nghị không xét giải.
5. Nội dung đánh giá đề tài và xét giải ở vòng một   
          1. Nội dung đánh giá đề tài
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài.
b) Mục tiêu đề tài.
c) Phương pháp nghiên cứu.
d) Nội dung khoa học.
đ) Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng.
e) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài.
g) Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước).
2. Xét giải 
a) Hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cho điểm xếp giải đề tài theo 5 mức: nhất, nhì, ba, khuyến khích và không đạt giải.
b) Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá (mẫu 7 - Phụ lục). Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng của các thành viên hội đồng có mặt theo thang 100 điểm, đề tài được xem xét xếp giải nhất, giải nhì: từ 90 điểm trở lên; giải ba: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; giải khuyến khích: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; không đạt giải: dưới 70 điểm.